Reading.....
Home > Tin tức - Sự kiện > Những cách bảo vệ bản thân trước Covid-19

Những cách bảo vệ bản thân trước Covid-19

Hiểu bệnh từ nguồn thông tin chính thống

Gần đây có nhiều thông tin thời gian ủ bệnh do virus corona 14 ngày, có thể đến 28 ngày hoặc nhiều hơn. Giải đáp vấn đề này, bác sĩ cho biết, khi một người tiếp xúc với nguồn bệnh mang virus, virus sau khi vào đường hô hấp trên cần thời gian sinh sôi và bám vào tế bào. Khi virus đạt đến lượng nhất định sẽ gây ra phản ứng và cơ thể bắt đầu có triệu chứng như sốt, ho, hắt hơi, đau họng… Đặc trưng của SARS-CoV-2 là sau thời gian tồn tại ở đường hô hấp sẽ tiến đến “chỗ ưa thích” – đường hô hấp dưới. Khoảng một tuần sau, nếu bệnh diễn tiến nặng hơn dẫn đến viêm phổi với biểu hiện như đau ngực, khó thở.

Biểu hiện lâm sàng của Covid-19 khá đa dạng, có những người mang virus nhưng lại không có triệu chứng hoặc rất nhẹ như sổ mũi, sốt nhẹ, hơi đau mình. Một số lại có biểu hiện nặng đòi hỏi phải điều trị hồi sức. Nghiên cứu lớn thống kê trên 44.000 ca tại Vũ Hán, Trung Quốc cho thấy, 81% bệnh nhân có triệu chứng nhẹ nhàng, không cần điều trị, hồi sức tích cực, khoảng 20% cần nằm viện chăm sóc. Số lượng ca nhiễm lớn nhưng người nhiễm bệnh nặng không quá nhiều.

Vệ sinh phòng bệnh

Về phòng bệnh có ba nguyên tắc gồm cô lập nguồn bệnh, kiểm soát đường lây (đeo khẩu trang, hạn chế đường lây qua giọt bắn, qua tiếp xúc bề mặt…), bảo vệ bản thân. Người đi làm mỗi ngày, thường họp hành, công tác lưu ý biện pháp phòng ngừa như rửa tay, đeo khẩu trang, tránh đưa tay lên mắt, miệng, mũi, dùng nước súc họng lúc về nhà, tắm rửa sạch sẽ, thay đồ mới tiếp xúc với người trong gia đình.

Trường hợp ho, sốt… nên chủ động cách ly với người nhà, giữ khoảng cách an toàn 1,5-2 m, tránh giọt bắn của dịch tiết văn ra hoặc lây lan trên bề mặt, nhanh chóng đến cơ sở y tế để khám bệnh. Khám bệnh không riêng Covid-19 mà còn giúp biết rõ tình hình sức khỏe bản thân và nhận được lời khuyên từ bác sĩ.

Phòng ngừa lây nhiễm cho trẻ khó khăn nhưng có thể làm được bằng cách giúp con hình thành thói quen. Cha mẹ dạy bé không nên giơ tay lên mắt, mũi, miệng vì đây là phản xạ tự nhiên. Khi trẻ làm được điều này sẽ hạn chế lây nhiễm qua tiếp xúc bề mặt. Cha mẹ giúp bé nhớ thời điểm rửa tay, kiên nhẫn dạy con thành kỹ năng.

Nhà cửa thông khí, ít đồ đạc, giữ được luồng gió để không khí được thay đổi. Nếu gia đình phải dùng máy lạnh thường xuyên, nhất là khi có con nhỏ nên bật nhiệt độ 25-28 độ C, độ ẩm 60 – 80. Những nhà bị bí có thể dùng máy lọc không khí. Vệ sinh tay nắm cửa, nút bấm, nhà vệ sinh. Lau điện thoại bằng cồn thường xuyên. Mọi người hầu như đều thuộc lòng biện pháp phòng ngừa lây nhiễm và điều cần bây giờ là làm cho đúng.

Chế độ dinh dưỡng tăng đề kháng

Bác sĩ khuyến cáo, mọi người chọn thực phẩm sạch, tươi ngon, không để lâu vì rau xanh, trái cây rất dễ mất vitamin – thành phần giúp cơ thể tăng đề kháng. Không ăn một loại thực phẩm quá nhiều, ăn vừa đủ liều lượng, duy trì chế độ ăn uống như trước lúc dịch bệnh. Không “sáng tạo” những thực phẩm nếu chưa có kiểm chứng như ăn tỏi quá nhiều, uống nước tỏi… Tỏi ăn hai tép mỗi ngày, vì tỏi có những thành phần tốt cho sức khỏe nếu liều lượng vừa đủ. Vitamin có thể tăng cường tuy nhiên không dùng quá lâu dài, ngay cả vitamin C. Uống nước đầy đủ rất quan trọng, không để cho cổ họng khô vì thuận lợi cho virus gây bệnh.

Nếu đi ra ngoài ăn hàng quán, chọn nơi vệ sinh, thực phẩm nấu chín kỹ, còn nóng, tránh những món tái sống. Hải sản tươi sống như cá sống, ốc… có thể khiến bị nhiễm giun cũng hạn chế. Tuyệt đối không dùng máu rắn uống với rượu, tiết canh… vì có thể khiến lây bệnh trực tiếp từ động vật qua người. Khi múc thức ăn phải có thìa chung. Nhiều bạn nếu lo lắng quá có thể đem theo muỗng, đũa… để dùng.

Người có bệnh nền mãn tính như tiểu đường, huyết áp… phải kiểm soát tốt bệnh nền. Người bình thường cố gắng duy trì sức khỏe. Tập thể dục đều đặn, không nên tập quá sức so với trước đây, làm việc đều độ, ngủ đủ giấc, không stress.

Hình ảnh hoạt động của Trường Cao đẳng Y Hà Nội

Đơn vị hợp tác

Top